Với tình hình các nguyên liệu tự nhiên đang càng ngày càng khan hiếm nên gỗ công nghiệp đang được ưa thích và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất, nhất là những nội thất hiện đại. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Chúng có những ưu điểm nhược điểm gì mà yêu thích như vậy.
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là một thuật ngữ dùng để phân biệt với loại gỗ tự nhiên là loại gỗ sử dụng keo, chất phụ gia kết hợp với gỗ vụn dùng máy mọc để ép thành những tấm gỗ. Nguyên liệu để chế tạo gỗ công nghiệp có thể làm từ các vụn gỗ bỏ, hư hỏng, ngọn cành của cây, hoặc gỗ dư thừa,…
Gỗ công nghiệp còn có tên quốc tế là Wood – Based Panel
Các loại gỗ công nghiệp hiện nay
Gỗ công nghiệp hiện nay có rất nhiều loại như: gỗ ván dăm MFC, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ ván ép chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại gỗ này
Gỗ ván dăm MFC
Gỗ MFC là một loại gỗ công nghiệp được chế tạo thành từ các cành cây hoặc thân cây gỗ rừng như bạch đằng, cao su, loại gỗ công nghiệp MFC có độ bền cơ lý tương đối cao, kích thước mặt rộng, phòng phú đa dạng về chủng loại.
Các tấm gỗ MFC có nhiều độ dày khác như: 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly. Cốt gỗ MFC có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen. Các tâm gỗ MFC có quy chuẩn 1220mmx2440mm
Bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi cốt gỗ MFC có các dăm gỗ không mịn.
Gỗ MDF
Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Nguyên liệu chế tạo gỗ MDF cũng giống như gỗ MFC, tuy nhiên nguyên liệu gỗ chế tạo MDF được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên gỗ MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại gỗ MDF bởi lõi gỗ rất mịn chứ không như ván dăm.
Đối với gỗ MDF có 2 loại là MDF thường và MDF chống ẩm
Gỗ HDF
Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của gỗ tự nhiên, loại bột gỗ này được xử lý kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng, chống mói mọt và được ép dưới áp suất cao để làm thành từng tấm.
Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:
Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên
HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
Độ cứng cao.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.
Ứng dụng cho gỗ HDF: Là giải pháp tuyệt vời cho đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời, cửa, vách ngăn phòng, và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên được ứng dụng chủ yếu trong làm sàn gỗ.
Gỗ ván ép (plywood)
Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Các loại lớp phủ bề mặt
Để có một tấm gỗ công nghiệp hoàn chỉnh thì sự kết hợp giữa cốt lõi và lớp phủ bề mặt
Melamine
Lớp phủ Melamine có thể phủ lên cốt lõi gỗ MDF, MFC
Laminate
Lớp phủ bề mặt Laminate cũng tương tự như lớp phủ Melamine tuy nhiên lớp phủ laminate có độ dày lớn hơn melamine
Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng. Lớp bề mặt Laminate của Fami có độ dày tiêu chuẩn là 0.75mm, có tên gọi kỹ thuật theo công nghệ Hàn Quốc là Melamine HPL (HPL: High Pressure Laminates).
Laminate là chất liệu bề mặt nổi bật của nội thất Fami nên được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp, vách ngăn … so với những vật liệu truyền thống như veneer, đá … Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên có tính năng ổn định, màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Bề mặt veneer
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Chính vì vậy, những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài
Lớp phủ acrylic
Acrylic là loại nhựa PMMA (poly(methyl)-methacrylate) được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có màu hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass( Kính trong suốt) Hoặc Mica.
Lớp phủ Acrylic có màu sắc khá đa dạng với hơn 40 màu cho khách hàng dễ dàng lựa chọn. Lớp phủ Acrylic không bị bay màu theo thời gian, có màu sắc ổn định trong thời gian dài
Comentarios